Có những triệu trứng rất dễ nhận biết khi gà mắc bệnh giun đũa. Bà con cần nhận biết sớm để có những phương pháp chữa trị kịp thời, tránh để lây lan trên diện rộng. Cũng giống như bệnh cầu trùng, gà mắc bệnh cũng có các triệu trứng như: biếng ăn, ủ rũ, xù lông, tiêu chảy, gầy ốm, nhợt nhạt da, để ý kỹ hơn sẽ thấy trong phân gà có giun sán.

Gà biếng ăn, ủ rũ, xù lông, tiêu chảy
Gà biếng ăn, ủ rũ, xù lông, tiêu chảy

Con đường lây lan của bệnh giun đũa

Bệnh giun sán rất dễ lây lan trực tiếp giữa các con gà thông qua ấu trùng; trứng vẫn sống lâu ngày trong phân, trong nền chuồng. Khi những con gà khác ăn phải thì trứng giun sẽ nhanh chóng phát triển và sinh sản trong ruột gà. Do vậy việc phòng ngừa bệnh giun sán khá phức tạp. Cần phải thực hiện đồng bộ từ khi bắt đầu nuôi như uống thuốc định kỳ; làm vệ sinh chuồng trại thường xuyên. Trong quá trình nuôi bà con cũng cần vệ sinh chuồng trại theo định kỳ để giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh cho đàn gà.

Xem thêm:  Bí kíp vàng giúp mô hình nuôi vịt con đạt thành quả cao

Cách phòng bệnh giun đũa

Vì trứng của giun sán có thể sống rất lâu ngày trong đất, trong phân gà. Nên để phòng ngừa bệnh tốt thì người chăn nuôi cần có không gian chăn nuôi rộng để thường xuyên thay đổi vị trí chăn nuôi theo từng năm. Hoặc đơn giản hơn là thường xuyên thay đổi đệm lót chăn nuôi trong chuồng trại. Làm tốt điều này sẽ hạn chế rất nhiều nguy cơ bị nhiễm giun sán trong chăn nuôi gia cầm.

Điều trị bệnh giun đũa hiệu quả

Khi phát hiện ra bất cứ một con gà nào trong đàn bị nhiễm giun sán hoặc có triệu trứng thì bà con cần làm:

  • Phải cách ly chúng sang những chuồng nuôi riêng
  • Thay thế toàn bộ đệm lót chuồng nuôi để hạn chế bệnh lây sang đàn gà
  • Tiến hành cho gà sử dụng các loại thuốc sau để chữa trị kịp thời: như thuốc Piperazin, phenothiazin, tetramisol…đều có bán ở các hiệu thuốc thú y. Người chăn nuôi có thể mua dễ dàng và có đầy đủ hướng dẫn sử dụng trong chỉ định sử dụng thuốc.
Gà mắc bệnh giun đũa
Gà mắc bệnh giun đũa

Có thể nói gà bị nhiễm giun sán là một trong những bệnh rất phổ biến ở gà. Do môi trường chăn nuôi không được khử trùng tốt; thức ăn kém chất lượng và cách phòng bệnh chưa được thực hiện đúng…. Gây hậu quả nghiêm trọng đến chất lượng của đàn gà của bà con và giảm hiệu quả kinh tế.

Xem thêm:  Phương pháp trị bệnh gà ủ rũ kém ăn xệ cánh hiệu quả

Hi vọng qua bài viết bà con có thể nhận biết ngay được gà nhà mình có bị bệnh không và có những biện pháp phòng, trị bệnh hiệu quả.

Truy cập vào Allthingshare.com để biết thêm nhiều bài viết hay về chăn nuôi.

Xếp hạng bài viết