
Cá Chuột Mỹ thường hay lựa chọn ở phần đáy bể để sinh sống. Chúng khó có thể tự mình sinh sản được một cách tự nhiên khi được nuôi trong bể. Cá này cũng thường chỉ sinh sản khi kích thước lớn hơn 1 bàn tay mà thôi. Mặc dù khó sinh sản được thế nhưng tại châu Á đã có nhiều nước sản xuất giống nhân tạo. Qua việc kích thích hormone này thì cá đã trở nên phổ biến. Tại Việt Nam thì lại chưa thể làm được như vậy. Vì thế mà cá Chuột này tại Việt Nam hirnj nay chỉ là nhập khẩu mà thôi.
Khi chăm sóc cá cảnh, thì đối với cá Chuột Mỹ có một điều khá đặc biệt. Mọi yếu tố đều nên đạt mức trung bình. Kích thước bể cá trung bình. Tốc độ sục khí trung bình. Ánh sáng môi trường ở mức trung bình…Để giúp cho cá có thể phát triển nhanh nhất có thể, bạn hãy nuôi cá chuột cảnh theo từng đàn 5-7 con. Ngoài ra, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thêm nhiều điều cần biết khác về cá Chuột Mỹ thông qua từng phần của bài viết ở dưới đây.
Giới thiệu cá Chuột Mỹ
Cá Chuột Mỹ là một trong những loại cá cảnh có hình dáng ngộ nghĩnh. Được rất nhiều người lựa chọn nuôi trong các bể thủy sinh. Vậy loại cá này xuất xứ từ đầu, tên khoa học là gì, cách chăm sóc như thế nào hãy đọc những thông tin dưới đây nhé.
Cá Chuột Mỹ có tên khoa học là Chromobotia macracanthus. Hay còn có tên khác là cá heo hề, cá chuột ba sọc. Đây là một loài cá nước ngọt nhiệt đới thuộc về họ Botiidae. Chúng là loài duy nhất trong chi đơn loài Chromobotia. Tuy được gọi là cá Chuột “Mỹ” nhưng loài này có nguồn gốc từ các vùng nước nội địa Indonesia ở Sumatra và Borneo. Wikipedia
Đặc điểm của cá
Cá này sống hòa bình, có thể nuôi cùng với tất cả các loại cá cảnh khác. Nó cũng là một trong những dòng cá cảnh có thể nuôi chung trong bể thủy sinh. Việc ngắm cá Chuột khi ăn cũng rất thú vị đối với những người có thú vui với cá cảnh. Có một số loại cá chuột thường xuyên hoạt động vào ban đêm. Thế nhưng vẫn hoạt động vào ban ngày và né ánh sáng mạnh.
Đôi khi người ta hay gọi cá Chuột này là cá da trơn. Nhưng trên thực tế cá của những chú cá này vẫn có vẩy. Có điểu khá nhỏ so với khả năng nhìn của mặt thường. Cá Chuột Mỹ có chế độ ăn được chia làm nhiều bữa. Chúng có thể ưn được thức ăn khô, đông lạnh hoặc các thức ăn chuyên dụng khác.
Đặc điểm sinh học: chúng thường sống ở giữa và đáy hồ, khó sinh sản tự nhiên trong bể nuôi, chỉ sinh sản khi kích thước cơ thể đạt 25 cm. Hiện tại đã được sản xuất giống nhân tạo nhằm kích thích hormone ở một vài nước châu Á. Ở Việt Nam vẫn chưa có trại cá nào cho sinh sản được loại cá này mà vẫn bán theo hình thức nhập khẩu
Kỹ thuật chăm nuôi cá Chuột Mỹ

Cá này thích hợp được nuôi trong các loại bể thủy sinh hoặc các bể thủy sinh mini với tốc độ sục khí trung bình, lượng ánh sáng chiếu vào vừa phải,, không quá gắt. Bể thủy sinh phải được lọc nước nhiều lần vì cá chuột mỹ rất ưa sạch. Khi thả nên thả từ 5 – 6 con nuôi theo đàn sẽ nhanh phát triển hơn.
Nếu thấy hiện tượng cá chuột đói và hay nhớt các cá khác cùng bể thì nên cho cá ăn ngay. Cá này thích bơi ở tầng giữa và tầng đáy chui rúc vào những hốc đá cây cỏ, vì vậy nên tạo nhiều không gian sinh cảnh rậm rạp và hang đá cho chúng
Cá Chuột này có thể rất dễ bị nấm trắng nên người nuôi cần phải thay nước, vệ sinh bể cá thường xuyên.
Sống tốt nhất trong điều kiện nước ở 72 – 86 độ F, và độ Ph khoảng 6 – 7.5, có thể nuôi trong hồ rong.
Thức ăn cho cá Chuột
Cá Chuột Mỹ thuộc nhóm những dòng cá ăn thịt, và trong môi trường tự nhiên, thức ăn của loài cá này chính là những động vật thân mềm như:
- Giun, trứng giun
- Trùn chỉ, trùn huyết…
- Các loài động vật không xương khác.
Trong môi trường bể thủy sinh, bạn hoàn toàn có thể cho cá Chuột Mỹ ăn các dòng tức ăn chuyên dụng như cám hoạc có thể cho cá ăn Tubifex, Artemia… vẫn là những dòng thức ăn thông dụng và rất tốt cho cá chuột.
Mong rằng với những thông tin về cá Chuột Mỹ được chúng tôi tìm hiểu và chia sẻ bên trên sẽ giúp bạn hiểu về loại cá này, cũng như cách chăm sóc tốt hơn dành cho những người có thú vui với cá cảnh.
Chúc các bạn thành công khi chăm sóc cá Chuột Mỹ.